Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Câu 6: Vì sao Việt Nam phải hội nhập kinh tế quốc tế


Câu 6: Vì sao Việt Nam phải hội nhập kinh tế quốc tế
-   Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội thu hút vốn đầu tư
-   Hội nhập kinh tế quốc tế có thị trường lớn để tiêu thụ hàng hóa
-   Hội nhập kinh tế quốc tế tránh được nguy cơ cô lập và tụt hậu về mặt kinh tế
-   Hội nhập kinh tế quốc tế để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước trên thế giới
(Câu này anh em tự chém gió thêm vô nha!Hihi!)

Câu 5: Vì sao Việt Nam cần thiết và có thể rút ngắn thời gian CNH


Câu 5: Vì sao Việt Nam cần thiết và có thể rút ngắn thời gian CNH
-   Việt Nam có thể rút ngắn thời gian CNH
+ Xuất phát từ điều kiện bên ngoài: VN thực hiện CNH trong xu thế toàn cầu hóa cho nên:
·  VN thu hút được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài
·  Có thể hợp tác quốc tế trong việc đào tạo nguồn lực có chất lượng cao
·  VN là một nước đi sau cho nên có thể tiếp thu được khoa học-kỹ thuật từ các nước tiên tiến
·  Có được thị trường tiêu thụ hàng hóa
+ Điều kiện bên trong:
·  VN có nguồn lao động dồi dào
·  Tài nguyên khoáng sản của VN vẫn còn có khả năng khai thác
·  Tình hình chính trị của Vn tương đối ổn định
-   Việt Nam cần thiết phải rút ngắn thời gian CNH: để tránh nguy cơ tụt hậu về mặt kinh tế so với các nước

Câu 4: Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của đường lối khánh chiến chống Mỹ giai đoạn 1965-1975


Câu 4: Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của đường lối khánh chiến chống Mỹ giai đoạn 1965-1975
a)     Hoàn cảnh lịch sử:
-         Thuận lợi:
+ Ở miền Bắc: kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hóa. Sự chi viện sức người, sức của miền bắc cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển
+ Ở miền Nam: vượt qua những khó khăn trong những năm 1961-1962, từ năm 1963 cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có những bước phát triển mới. Ba công cụ của “chiến tranh đặc biệt”(ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô thị) đều bị quân dân ta tấn công liên tục.Đến đầu năm 1965 chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã cơ bản bị phá sản
-         Khó khăn:
+ Sự bất đồng của Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt nên gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam
                  + Việc đế quốc Mỹ mở cuộc “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu vào xâm lược miền Nam đã làm cho tương quan lực lượng trở nên bất lợi cho ta
Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược,giải phóng miền Nam,thống nhất Tổ quốc
b)     Nội dung:
-      Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động cho nên nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn về chiến tranh. Do đó, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong toàn quốc
-      Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dan chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”
-      Phương châm chỉ đạo chiến lược: tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống chiến tranh cục bộ của Mỹ, thực hiện kháng chiến lâu dài, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn nhất trên chiến trường miền Nam
-      Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công
-      Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế, quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh,tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miến Bắc xã hội chủ nghĩa,chi viện sức người, sức của cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “Chiến tranh cục bộ”  ra cả nước
-      Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn.Do đó, phải đánh bại cuộc chiến tranh pha hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc về moi mặt nhằm bảo đảm chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh
c)     Ý nghĩa của đường lối:
-      Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta
-      Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế
Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào  sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

Câu 3: Phân tích quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hôi”


Câu 3: Phân tích quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hôi”
a)     Văn hóa là nền tảng tinh thần
-   Theo ý kiến của nguyên Tổng giám đốc UNESCO: Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình
-   Văn hóa đã được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng  được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ; được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc
-   Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác ghềnh để tồn tại và không ngừng phát triển
   Vì vậy chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội
b)     Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hôi
-         Văn hóa góp phần bồi dưỡng lý tưởng, tình cảm cao đẹp cho người dân Việt Nam
+ Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa.Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới,tiếp nhận cái mới,tạo ra cái mới nhưng lại không thể tách khỏi cội nguồn
-         Văn hóa nâng cao dân trí,bồi dưỡng nhân tài
+ Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế là trí tuệ,thông tin,ý tưởng sáng tạo và đổi mới không ngừng thì một nước trở thành giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay ít lao động và tài nguyên thiên nhiên mà trước hết đó là khả năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sang tạo đến nguồn lực con người hay không.Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa nghĩa là trong tri thức và khả năng sáng tạo trong bản lĩnh tự đổi mới của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng
+Trong nền kinh tế thị trường,một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái đúng,cái tốt,cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sang kiến,cải tiến kỹ thuật,nâng cao tay nghề,sản xuất ra hàng hóa với số lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội.Mặt khác,văn hóa sử dụng dức mạnh của các giá trị truyền thống.đạo lý dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất,sùng bái tiền tệ
-         Văn hóa bồi dưỡng những phẩm chất cao đẹp,hướng con người đến chân,thiện,mỹ
+ Nền văn hóa Việt Nam đương đại,với một giá trị mới sữ là một tiền đề quan trọng đưa nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới
+ Trong vấn đề bảo vệ môi trường,văn hóa giúp hạn chế lối sống chạy theo ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ”,dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên,ô nhiễm môi trường xã hội

Câu 2: Trình bày bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng 8-1945


Câu 2: Trình bày bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng 8-1945
-Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến
-Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công- nông
-Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù
-Kiên quyêt dùng baọ lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực  cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân
-Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ
-Xây dựng một Dảng Mác- Leenin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền