Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Câu 3: Phân tích quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hôi”


Câu 3: Phân tích quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hôi”
a)     Văn hóa là nền tảng tinh thần
-   Theo ý kiến của nguyên Tổng giám đốc UNESCO: Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình
-   Văn hóa đã được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng  được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ; được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc
-   Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác ghềnh để tồn tại và không ngừng phát triển
   Vì vậy chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội
b)     Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hôi
-         Văn hóa góp phần bồi dưỡng lý tưởng, tình cảm cao đẹp cho người dân Việt Nam
+ Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa.Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới,tiếp nhận cái mới,tạo ra cái mới nhưng lại không thể tách khỏi cội nguồn
-         Văn hóa nâng cao dân trí,bồi dưỡng nhân tài
+ Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế là trí tuệ,thông tin,ý tưởng sáng tạo và đổi mới không ngừng thì một nước trở thành giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay ít lao động và tài nguyên thiên nhiên mà trước hết đó là khả năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sang tạo đến nguồn lực con người hay không.Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa nghĩa là trong tri thức và khả năng sáng tạo trong bản lĩnh tự đổi mới của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng
+Trong nền kinh tế thị trường,một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái đúng,cái tốt,cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sang kiến,cải tiến kỹ thuật,nâng cao tay nghề,sản xuất ra hàng hóa với số lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội.Mặt khác,văn hóa sử dụng dức mạnh của các giá trị truyền thống.đạo lý dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất,sùng bái tiền tệ
-         Văn hóa bồi dưỡng những phẩm chất cao đẹp,hướng con người đến chân,thiện,mỹ
+ Nền văn hóa Việt Nam đương đại,với một giá trị mới sữ là một tiền đề quan trọng đưa nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới
+ Trong vấn đề bảo vệ môi trường,văn hóa giúp hạn chế lối sống chạy theo ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ”,dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên,ô nhiễm môi trường xã hội

1 nhận xét: