Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Câu 4: Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của đường lối khánh chiến chống Mỹ giai đoạn 1965-1975


Câu 4: Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của đường lối khánh chiến chống Mỹ giai đoạn 1965-1975
a)     Hoàn cảnh lịch sử:
-         Thuận lợi:
+ Ở miền Bắc: kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hóa. Sự chi viện sức người, sức của miền bắc cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển
+ Ở miền Nam: vượt qua những khó khăn trong những năm 1961-1962, từ năm 1963 cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có những bước phát triển mới. Ba công cụ của “chiến tranh đặc biệt”(ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô thị) đều bị quân dân ta tấn công liên tục.Đến đầu năm 1965 chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã cơ bản bị phá sản
-         Khó khăn:
+ Sự bất đồng của Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt nên gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam
                  + Việc đế quốc Mỹ mở cuộc “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu vào xâm lược miền Nam đã làm cho tương quan lực lượng trở nên bất lợi cho ta
Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược,giải phóng miền Nam,thống nhất Tổ quốc
b)     Nội dung:
-      Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động cho nên nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn về chiến tranh. Do đó, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong toàn quốc
-      Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dan chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”
-      Phương châm chỉ đạo chiến lược: tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống chiến tranh cục bộ của Mỹ, thực hiện kháng chiến lâu dài, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn nhất trên chiến trường miền Nam
-      Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công
-      Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế, quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh,tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miến Bắc xã hội chủ nghĩa,chi viện sức người, sức của cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “Chiến tranh cục bộ”  ra cả nước
-      Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn.Do đó, phải đánh bại cuộc chiến tranh pha hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc về moi mặt nhằm bảo đảm chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh
c)     Ý nghĩa của đường lối:
-      Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta
-      Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế
Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào  sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

1 nhận xét: